<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
ĐẠO LÝ BÌNH ĐẲNG CỦA PHẬT GIÁO
Tác giả: Thiền Sư Mật Thể

Kính tặng những người
có lòng ủng hộ tôi du học lâu nay.

  
Không cần nói ai cũng biết:  Bình đẳng là mặt trái của bất bình đẳng hai điều ấy rất là mâu thuẫn.
    Bình đẳng là tự do hạnh phúc, bất bình đẳng là lao ngục, tù khổ.
    Trên xã hội nhơn loại, sở dĩ cứ biểu diễn những tình cảnh bức bách, những cuộc chiến tranh khốc hại, đều là phản ảnh của bất bình đẳng mà ra cả.
    Tuy thế giới cứ hô hào hòa bình, nhưng vẫn thấy chiến tranh, nhơn loại vẫn dành xé nhau, cướp bóc nhau...
    Vậy nếu để mãi cho giòng đời theo ngày tháng trôi qua, thì ngày hạnh phúc tương lai của nhơn loại, e khó mà mong cầu được.
    Bây giờ muốn cứu vãn sự nguy hiểm của hiện đại, gieo lý tưởng để tìm hạnh phúc chung chu nhơn loại ngày sau, ta cần phải để tâm nghiên cứu đạo lý bình đẳng của Phật giáo.
    Đạo lý bình đẳng của Phật giáo rất rộng lớn bao dung, nhưng nếu lấy đại để mà nói, thì có những điều như dưới này;
           1.- Lòng từ bi bình đẳng
    Thế nào là từ bi.  Là lòng thương nhơn loại, thương chúng sinh, khi nào cũng thi thiết những phương tiện để cứu khổ cho chúng sinh, đem chúng sinh đến chỗ yên vui hạnh phúc.  Cái lòng thương ấy không phân rõ giai cấp chủng tộc, không trọng kẻ thân yêu, ghét người thù oán, ai cũng có thể thương, ai cũng có thể cứu độ nên gọi là từ bi bình đẳng.
    Trong kinh nói :  “Hết thảy Bồ-tát đều nhiếp thọ tất cả chúng sinh làm tự thể...”  Vì ông Bồ-tát rất hiền lành, rất nhơn từ, không sân hại đủ lòng bình đẳng, xem người như mình, khi mình hưởng vui, thấy chúng sinh chịu khổ, muốn chúng sinh cũng đều được vui như mình, nên ông Bồ-tát khởi lòng từ bi thương xót cứu khổ cho chúng sinh, nên Phật dạy : “Đẳng chúng sinh như nhứt tử” - Bình đẳng thương các chúng sinh như con một nhà.
    Trên một quả đất có nhiều chúng sinh, trong một thế giới có nhiều quả đất, cho đến nhiều thế giới, chúng sinh cũng nhiều vô lượng vô biên, hằng hà sa số, ông Bồ-tát đều đem lòng từ bi cứu độ tất cả.  Cái lòng từ bi triệt để, không thể đem chủ nghĩa bác ái, nhơn từ thông thường mà so sánh được.
           2.- Lý tánh bình đẳng
    Phật giáo có giá trị hơn hết là đối với vấn đề lý tánh thuyết pháp một cách rốt ráo, lý tánh - là bản thể chung của vũ trụ, mà cũng là cái tự tánh linh tâm của muôn loài chúng sinh, lý tánh ấy xưa nay vẫn bình đẳng, không vì chủng loại, giai cấp mà cao thấp sai khác, nhiều ít không đồng nhau, dù ở nơi một vị thánh, Phật, cho đến một chúng sinh chót, lý tánh ẫy vẫn một mực bình đẳng; trong kinh nói : “Tâm, Phật, chúng sinh, ba cái ấy không sai khác” chính là nghĩa ấy.  Như tánh ướt của nước dù là nước biển hay nước song, nước đồng hay nước vũng, tuy có mặn ngọt, trong đục khác nhau mà tánh ướt cũng không khác vậy.
    Người học Phật vì quán rõ lý tánh bình đẳng, nên khi nào cũng tôn trọng Ềcá tánhỂ của mỗi người, không vì địa vị hay hoàn cảnh gì mà kiêu căng tự phụ, khinh dễ, mạt sát những kẻ dưới mình.
    Khi Phật mới thành đạo, ngài đã bảo cho ta biết : “Hết thảy chúng sinh đều có trí huệ đức tướng như Phật” chẳng qua Phật đã giác ngộ mà chúng sinh chưa đấy thôi.
    Do Phật đã giác ngộ cái lý tánh mà tất cả chúng sinh đều có - có một cách bình đẳng - nên ở thế giới còn có một chúng sinh đương mê lầm, chưa thoát khổ, là Phật còn thi thiết phương tiện hóa độ, trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp hy sinh với chúng sinh, chỉ dạy cho chúng sinh biết nhận được lý tánh bình đẳng sáng suốt ấy.
           3.- Nhơn ngã bình đẳng
    Người ta sống trong bầu vũ trụ bao la này, biết đâu là trường huyễn mộng.  Vả vũ trụ là cõi rộng lớn mênh mông, quả đất chúng ta ở đây chỉ là sự nhỏ mọn.  Huống nữa phải đâu ta đã ở toàn cả cõi đất, chỉ một khúc thân chiếm lấy khoản không gian nhỏ hẹp này, đối với vũ trụ kia lại quá nhỏ hẹp hơn nữa.
    Ta đã quên hẳn sự xa rộng, nhận lấy điều nhỏ hẹp:  Người, mình, nhà ta, thân ta, của ta rồi, khởi lòng chấp trước, sanh ra tham, sân, si mà tạo nên vô số phiền não, tội khổ...
    Ở đời đầy dẫy biết bao là chuyện vì lòng ngã, nhơn mà sanh ra xung đột: nhỏ thì cá nhơn với cá nhơn, gia đình với gia đình; vừa thì từ đoàn thể này với đoàn thể khác; to lớn thì ở vào cuộc diện quốc tế v.v.  Hiềm khích nhau, xung đột nhau, những trận lỏa đầu chảy máu đều vì cái lòng nhơn ngã mà sanh ra cả.
    Phật giáo dạy người ta bỏ cái lòng thị phi nhơn ngã, xét rõ đời sống này chỉ là giả tạm, dù quyền lợi to tát, danh vọng lớn lao, khi cơn bịnh yếu nằm ở giường, đến tắt ba hơi thở là không.  Chỉ có “lý tánh bình đẳng” mới là đời sống vô hạn, vĩnh viễn, mọi người phải đi tới.  Ta phải khoán đại cái “tâm” rộng ra, trừ bỏ cái bản ngả nhỏ nhen vị kỷ, căn cứ vào lý tánh bình đẳng, thực hành cái lòng thương yêu nhau, giúp đở lẫn nhau, có lỗi gì sửa đổi cho nhau, biết nghe nhau những khi mình đối với mình, việc gì mình không ưa thì chớ đưa ra cho người, luôn luôn mình làm cho tình thân mật của nhơn loại đều được thực hiện một cách triệt để, như vậy thì nhơn loại chung sống với nhau, an vui hòa hảo với nhau biết chừng nào !
            4.- Cứu tế bình đẳng
    Sự cứu tế của người đời, phần nhiều chỉ cứu tế cho bà con mình, hay những người có quen biết, ân nghĩa với mình, hoặc những người có kêu van lạy lục, cầu khẩn thiết tha mình mới thi ân đôi chút - chỉ đôi chút thôi - chứ không mấy ai thực hành lòng cứu tế bình đẳng.
    Phật giáo thì không phải thế.  Phật giáo dạy người ta phải có lòng từ bi cứu khổ, chúng sinh đói phải cho cơm ăn, rách phải cho áo mặc, tật bệnh phải cho thuốc thang, tai nạn phải cứu chữa v.v.  Nên những người tu hạnh Bồ-tát xã biết bao là tài sản thân mạng mà bố thí.  Trong kinh Phật dạy : “Ông Bồ-tát tự tánh từ mẫn, vì muốn bình đẳng lợi ich, an vui hết thảy chúng sinh, nên đối với tài, pháp không chút xan lẫn...”.
    Tài thí là đem của mà bố thí: cơm, áo, thuốc thang, tiền bạc v.v.  Với chúng sinh nghèo thiếu thì bố thí, khiến đặng lìa khổ, an vui; với bậc có đức thì sanh lòng cúng dường cầu phước.  Hoặc đem tiền của, sức lực làm hết thảy việc công lợi công ích; lập hội phước thiện, đắp cầu đường, đào sông hói... đều gọi là tài thí.  
    Còn pháp thí là đem đạo lý chơn chánh mà dạy dỗ: với thế gian dạy nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, khiến được hoàn toàn nhơn cách; với xuất thế gian thì dạy về đạo lý tu hành giới, định, tuệ, khiến chúng sinh đều được giác ngộ, xa lìa phiền não mê lầm.  Vì Phật ngài đã rõ thấu; chúng sinh sở dĩ bị các điều khổ não, chẳng phải chỉ có sự đói cơm, rách áo, mà chính là do sự mê lầm.  Bên một phương diện cứu tế về hình thức; một phương diện giải thoát vê tinh thần, đến chỗ tận thiện tận mỹ.
    Trong khi làm việc cứu tế bố thí, ông Bồ-tát không phân biệt người thân kẻ sơ, người ân kẻ oán, người hiền kẻ ngu hay người sang kẻ hèn, chỉ một hiện trú tâm bình đẳng mà bố thí cứu giúp.  Tùy phận tùy sức, cái gì mình thiếu thì học thêm, cái gì mình có thì đem giúp ích, không sanh lòng kiêu mạn, không cầu đáp ơn.
    Một việc có lịch sử rõ ràng là: Phật Thích Ca khi Ngài ở đời, vì chủ nghĩa bình đẳng mà hy sinh tất cả, đẻ cứu tế cho chúng sinh, xã hội Ấn Độ nhờ đó mà bước đến một giai đoạn mới vừa cả hai phương diện: Dân trí và dân quyền.
    Nói tóm lại: Phật giáo đối với hết thảy vấn đề đều bình đẳng - Không những từ bi bình đẳng, lý tánh bình đẳng, nhơn ngã bình đẳng, cứu tế bình đẳng mà đến quả vị Phật cũng bình đẳng  -  Đạo giải thoát Niết-bàn tất cả chúng sinh đều có thể bước tới.  Phật dạy :  “Ta là Phật đã thành, mà tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”, đến khi thành Phật chỉ là một.
    Trong khoảng thời gian 49 năm, Ngài thuyết pháp giáo hóa, muốn thực hiện giáo lý bình đẳng mà khó nhọc hy sinh, chưa nói đến những lời thánh huấn cao thâm trong kinh điển, chỉ pháp lục hòa (1) là kỷ luật của Tăng lữ đương thời, tưởng đem nó ra mà thực hành toàn cả thế giới, thì lo gì ngọn lửa chiến tranh không dứt, nhơn loại không trở nên cảnh giới hòa bình an hảo.
    Một điều, ở nơi mỗi người chớ cho là khó mà không làm, vì xã hội là do nhiều cá nhơn tụ họp mà thành.  Việc gì thành bại ở xã hội, cá nhơn là những phần tứ trong đó.  Làm tròn phận sự của cá nhơn, tức là làm tròn phận sự của mình đối với quốc gia, xã hội, nhơn loại.
   Nên tôi có thể kết luận :  Muốn cải tạo xã hội nhơn loại, mỗi mỗi cá nhơn cần phải thực hành Phật hóa bình đẳng.
 
--------------------------------------------------------------------------------

[1] Thân:  Ăn ở cùng nhau vui vẻ;  2. Khẩu:  Hòa hảo cùng nhau;  3. Ý: Biết yêu mến nhau;  4. Quyền lợi: Chia cân nhau;  5. Kiến giải: Phảỉ đồng nhau giải bày Ỷ kiến với nhau;  6. Giới: Cùng nhau giữ gìn giới pháp, tôn trọng kỷ luật.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Nhà Sư Vướng Lụy : Tô Mạn Thù - bản dịch của Bùi Giáng
Những Tác Phẩm của Thiền Sư Mật Thể
Lời Đức Phật dạy
Những Vần Thơ XUÂN
MỘNG
ỨNG PHÚ HOÀN CẢNH
ĐÃ ĐẾN THỜI KỲ KIẾN THIẾT NỀN PHẬT HỌC QUỐC VĂN CHƯA.
XUÂN Ở LÒNG NGƯỜI
Phật Hóa Thanh Niên
Thuần Túy
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149120
Có -645 Khách Đang Online